Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng
0 0
Read Time:7 Minute, 58 Second

Theo các chuyên gia y tế, suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, chức năng và sự tăng trưởng bình thường của trẻ. Theo đó, chứng suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ, năm 2013, có 15% trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và có tới 25,9% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi – tức là trẻ thấp còi, đồng thời trẻ có chiều cao theo tuổi chỉ đạt dưới 90% chiều cao tiêu chuẩn. Bệnh suy dinh dưỡng hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Cách đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng đó là cân và đo chiều cao cho trẻ đều đặn hằng tháng và so sánh với đường cong tăng trưởng như dưới đây. Nếu đường biểu diễn đi lên trong giới hạn là trẻ phát triển bình thường, nằm ngang là đe dọa, đi xuống báo hiệu về sự nguy hiểm trong vấn đề tăng trưởng của bé.

Cân nặng của một trẻ bình thường

  • Trẻ lúc mới sinh nặng trung bình khoảng 3 kg. Nếu trẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5 kg là bị suy dinh dưỡng bào thai.
  • Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1 – 2 kg/tháng. 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500 – 600 gam/tháng. Trung bình, trẻ nặng gấp đôi lúc sinh khi được 5 tháng tuổi, gấp 3 lúc 12 tháng và gấp 4 lúc 24 tháng.
  • 6 tháng sau của năm đầu tiên, trẻ sẽ tăng khoảng 200 – 500 gam/tháng. Đến 1 tuổi, bé có thể nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
  • Từ 2 – 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2 – 3 kg/năm. Trẻ 6 tuổi nặng 20 kg.

Sự phát triển chiều cao bình thường

  • Chiều cao trung bình của trẻ lúc mới sinh ở khoảng 50 cm.
  • Trong 3 tháng đầu trẻ tăng 3 – 4 cm/tháng; 4 – 6 tháng tăng 2 – 2,5 cm/tháng; 7 – 9 tháng tăng 2 cm/tháng; 10 – 12 tháng tăng 1 – 1,5 cm/tháng.
  • Đến khi được 1 tuổi, chiều cao của bé có thể tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh Trong năm đầu trẻ tăng từ 20 – 25 cm.
  • Sau đó trung bình 1 năm trẻ sẽ cao thêm 5 – 7 cm/năm cho tới lúc dậy thì. Năm thứ 2 tăng 12 cm, năm thứ 3 tăng 9 cm và từ năm thứ 4 tăng 7 cm. Trẻ 4 tuổi cao 1 mét (gấp đôi lúc sinh).
  • Sau 4 tuổi, trung bình mỗi năm trẻ tăng 5 cm.
  • Khi dậy thì, cả chiều cao và cân nặng đều có mức tăng cao như trong 2 năm đầu đời.

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Thực hiện tốt nuôi con bằng sữa mẹ

  • Cho trẻ bú sớm, bú ngay trong vòng 1/2 giờ đầu sau sinh, để trẻ được tận hưởng nguồn sữa non quý giá của mẹ.
  • Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18 – 24 tháng. Cho bú theo nhu cầu của trẻ.
  • Nếu trẻ bệnh không bú được thì vắt sữa và cho ăn bằng muỗng.

Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý

  • Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), không cho ăn quá sớm (trước 180 ngày) hay quá muộn (sau 180 ngày).
  • Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới.
  • Số lượng bữa ăn của trẻ tăng dần theo tuổi, chú ý đảm bảo số lần ăn trong ngày để đủ nhu cầu dinh dưỡng.
  • Thực hiện “Tô màu bát bột” sử dụng đa dạng các thực phẩm, giàu dinh dưỡng và sẵn có tại gia đình, địa phương, chú ý thay đổi bữa và thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Thức ăn dùng cho trẻ gồm có 4 nhóm

  • Nhóm cung cấp chất đạm gồm có: thịt, cá, lươn, gà, vịt, tôm, cua, trứng…
  • Nhóm cung cấp chất béo gồm có: dầu, mỡ, mè, đậu phộng…
  • Nhóm cung cấp chất đường bột: gạo, ngô, bột mỳ, các loại củ…
  • Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: các loại rau xanh, trái cây chín…

Chế độ ăn bổ sung cho trẻ

Chế độ ăn bổ sung cho trẻ 

  • Khi trẻ tròn 6 tháng: Bú mẹ là chính hoặc sữa công thức 800 ml/ngày, bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm
  • Tuần 1: 30ml bột loãng (5%) x 1 lần/ngày
  • Tuần 2: 50ml bột loãng (5%) x 1 lần/ngày
  • Tuần 3: 50ml bột loãng (5%) x 2 lần/ngày
  • Tuần 4: 100ml bột loãng (5%) x 2 lần/ngày
  • 7 – 8 tháng: Bú mẹ hoặc sữa công thức 700 – 800ml/ngày, 120ml cháo xay/bột đặc (10%) x 2 – 3 lần/ngày, nước trái cây pha loãng hoặc trái cây tán nhuyễn.
  • 9 – 10 tháng: Bú mẹ hoặc sữa công thức 700 – 800ml/ngày, 150ml cháo xay/bột đặc (10%) x 3 lần/ngày, nước trái cây pha loãng hoặc trái cây tán nhuyễn.
  • 11 – 12 tháng: Bú mẹ hoặc sữa công thức 600 – 700ml/ngày, 200ml cháo hạt nhỏ/bột đặc (12%) x 3 lần/ngày, nước trái cây pha loãng hoặc trái cây tán nhuyễn.
  • 12 – 15 tháng: Bú mẹ hoặc sữa công thức 500 – 600ml/ngày, 220ml cháo hạt nhỏ/bột đặc (15%) x 3 lần/ngày, nước trái cây pha loãng hoặc trái cây cắt nhỏ.
  • 15 – 17 tháng: Bú mẹ hoặc sữa công thức 500 – 600ml/ngày, 250ml mì/nui/bún cắt nhỏ/cháo đặc (20%) x 3 lần/ngày, nước trái cây pha loãng hoặc trái cây cắt nhỏ.
  • 17 – 24 tháng: Bú mẹ hoặc sữa công thức 500 – 600ml/ngày, 250ml mì/nui/bún cắt nhỏ/cháo đặc (20%) x 3 – 4 lần/ngày, nước trái cây pha loãng hoặc trái cây cắt nhỏ.
  • Từ 24 tháng trở đi: sữa 500 – 550ml/ngày, cho trẻ ăn từ cơm nát à cơm nghiền à cơm nguyên hạt. Nếu trẻ không đủ 20 răng sữa cho trẻ ăn 250ml mì/nui/bún cắt nhỏ/cháo đặc (20%) x 3 – 4 lần/ngày. Nên cho trẻ ăn thêm: cháo, bún, súp, sữa chua, rau câu, bánh flan; phô mai, trái cây, nước trái cây…

Tăng cường chất dinh dưỡng

  • Cho trẻ dùng sữa công thức trong những trường hợp: không có mẹ (con nuôi, mồ côi), khi mẹ bị bệnh nặng hoặc mẹ đang được điều trị bằng các thuốc không an toàn cho con khi bú mẹ hoặc trong khi chờ đợi việc tăng tạo sữa và tiết sữa lại ở các bà mẹ hay trong các trường hợp trẻ bị tật bẩm sinh sứt môi, chẻ vòm hầu, trẻ không thể bú mẹ,…
  • Làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của trẻ
  • Tăng dầu mỡ: vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
  • Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng nấu đặc, trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc cho một ít nước giá đậu xanh xay, gạn lấy nước vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn, nhưng vẫn đảm bảo năng lượng của chén bột, cháo đặc.
  • Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng
  • Trẻ phải ăn cả xác thực phẩm

Tăng bữa ăn:

  • Cho trẻ ăn ngày ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa.
  • Cho trẻ ăn thêm bữa tối.
  • Ăn thêm bữa phụ (ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì ta cho trẻ uống thêm sữa, hay ăn thêm yaourt, bánh Flan…)

Những điều cha mẹ cần chú ý

Những điều cha mẹ cần chú ý 

Khi chế biến thức ăn cho trẻ các bà mẹ lưu ý: Trẻ < 1 tuổi không nêm thêm gia vị vào thức ăn của trẻ. Vì thận trẻ không thể tải quá 1g muối mỗi ngày, mà các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn cho trẻ. Điều này đã chứa đủ lượng muối này. Khi trẻ 2 tuổi thận trẻ mới bắt đầu hoàn thiện. Các bà mẹ không nên tập cho trẻ có thói quen ăn mặn để phòng ngừa các bệnh mạn tính sau này.

Không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc xem nước trái cây. Đây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ; chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên tạo cho trẻ cảm giác no, trẻ sẽ không muốn ăn bữa chính. Cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám. Đồng thời, theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

7 + 3 =

error: Content is protected !!