Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em và có thể để lại khá nhiều di chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng có thể gặp có thể kể đến như viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa,… Trong khi đó sốt phát ban cũng gây biến chứng nhưng thường vô hại nếu sức khoẻ tốt và được chăm sóc đầy đủ. Khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại bệnh này do chúng cùng phát ban đỏ và sốt cao. Tuy nhiên cha mẹ cần phân biệt rõ hai loại bệnh này để theo dõi và chăm sóc trẻ khi phù hợp; tránh những biến chứng về sau.
Sởi là gì?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… Bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh; có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp. Ví dụ là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt; và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…
Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban (Roseola) là một căn bệnh bệnh truyền nhiễm lành tính, do virus gây ra; với triệu chứng điển hình là sốt và xuất hiện những nốt ban hồng trên da. Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên; thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng. Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến là ban đỏ và ban đào.
Triệu chứng
Triệu chứng ban ở bệnh sởi có dạng sẩn, thường trẻ sẽ bị sốt cao vài ngày, sau đó mới xuất hiện các ban lan từ sau tai đến mặt, từ trên xuống dưới, khi ban bay hết thì sẽ xuất hiện hình vằn da hổ. Mặt khác, sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thì có triệu chứng khác, thông thường sẽ sốt ở trẻ sơ sinh từ 2 -3 ngày, khi hết sốt thì sẽ xuất hiện ban nhỏ, mịn, hồng hoặc chấm đốm có thể đều, riêng lẻ, tập trung… khi bay hết sẽ không để lại vết thâm trên da.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ khác nhau. Đối với bệnh sởi thì do virus Polinosa morbillarum gây ra còn sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thì không cụ thể loại virus nào gây ra, có thể do cúm, á cúm, virus hợp bào hô hấp, virus đường tiêu hóa….gây ra. Biến chứng bệnh sởi thì nguy hiểm hơn sốt phát ban ở trẻ.
Chăm sóc trẻ chu đáo
Khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh sởi thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện; để được bác sĩ kịp thời thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá trẻ đã có biến chứng chưa; đang ở giai đoạn nào để tư vấn chăm sóc trẻ tại nhà và khi nào cần tái khám. Trường hợp sốt phát ban ở trẻ sơ sinh nếu trẻ chỉ bị sốt cao liên tục 2-3 ngày, vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường; thì sau khoảng vài ngày nốt ban sẽ hết. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt liên tục kéo dài thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán kịp thời.
Chăm sóc sốt ở trẻ sơ sinh mắc bệnh sởi và sốt phát ban có điểm giống nhau là ở điều trị triệu chứng. Cho trẻ dùng hạ sốt, chườm ấm, bổ sung nước, tăng cường dinh dưỡng. Điểm khác khi chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi là dễ gây biến chứng mắt nên cần bổ sung thêm vitamin A; trẻ cũng rất dễ bị loét miệng nên cần vệ sinh miệng sạch sẽ; hỗ trợ giảm đau, tắm nước ấm cho trẻ để tránh tình trạng bội nhiễm. Đối với sốt phát ban ở trẻ thì quá trình chăm sóc sẽ nhẹ nhàng hơn.