Dị ứng thức ăn ở lứa tuổi ăn dặm

Dị ứng thức ăn ở lứa tuổi ăn dặm
0 0
Read Time:4 Minute, 39 Second

Đối với lứa tuổi ăn dặm (Ăn bổ sung, ăn dặm) bắt đầu từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, thời kì này một mình sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng do cơ thể trẻ phát triển rất nhanh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì đây cũng là giai đoạn trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang ở thời kì thai nhi giảm dần. Đồng thời, trẻ bắt đầu tiếp xúc nhiều với môi tr­ường xung quanh, trẻ tập ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Chính vì vậy nguy cơ dị ứng thức ăn thường hay gặp ở một số trẻ có cơ địa dị ứng.

Thế nào là dị ứng thức ăn?

Thế nào là dị ứng thức ăn?

Dị ứng thức ăn là một phản ứng không bình thường với thức ăn, gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Trẻ em có hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu. Tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao. Nếu tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ phát triển thành dị ứng. Thông thường, dị ứng thức ăn gây nên các biểu hiện ở da như ban đỏ; viêm da, mề đay, chàm, đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Một số trường hơp nặng, dị ứng thức ăn có thể gây kịch phát cơn hen phế quản hoặc gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong rất cao.

Trẻ em dưới 1 tuổi đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm thường là những đối tượng dễ bị dị ứng nhất. Vì ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Hiện nay tỷ lệ dị ứng ngày càng gia tăng trên thế giới đặc biệt ở trẻ nhỏ. Dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ. Có thể xác định được nguy cơ dị ứng của trẻ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Ví dụ: Nếu cả hai bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50-80% con nguy cơ mắc phải.

Những dấu hiệu nguy hiểm

Biểu hiện của dị ứng thức ăn khá nhanh. Chỉ từ vài phút đến khoảng 2 giờ sau khi cho trẻ ăn dặm thực phẩm có chứa các dị nguyên gây dị ứng. Chúng là những biểu hiện nổi ở bề mặt cơ thể, dễ thấy, dễ quan sát. Ở mức độ nhẹ, trẻ có biểu hiện sưng môi, ngứa miệng lưỡi, ngứa hầu họng. Ở mức độ vừa, trẻ sẽ bị ngứa khắp mình mẩy. Những nổi nốt đỏ kích thước lấm tấm hoặc có thể nổi thành những ban đỏ kích thước lớn. Đồng thời, mắt có thể sưng đỏ, chảy nhiều nước mắt. Ở mức độ nặng, trẻ có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở và sốc dị ứng. Khi rơi vào trường hợp nặng cần xử trí nhanh chóng, nếu không có thể dẫn tới tử vong.

Đối với trẻ trong lứa tuổi ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, riêng giai đoạn này. Nếu không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Do cơ thể trẻ phát triển nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Đây cũng là giai đoạn trẻ bị nhiễm kháng thể thụ động từ mẹ trong thời kỳ bào thai. Trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều hơn, trẻ bắt đầu tập ăn thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Do đó, trẻ có nguy cơ dị ứng thức ăn thường gặp ở một số trẻ cơ địa.

Các thực phẩm nào hay gây dị ứng?

Các thực phẩm nào hay gây dị ứng?

Tất cả những thực phẩm có chứa protein (chất đạm) nguồn gốc động vật đều có thể gây dị ứng. Như­ng hay gặp nhất là sữa động vật (sữa bò, dê, trâu) các loại hải thủy sản: tôm, cua, cá hoặc nhộng, trứng…

Dị ứng sữa động vật

Do protêin trong sữa các loại động vật khác với protein trong sữa mẹ về thành phần và số l­ượng. Nên một số trẻ ăn vào có thể bị dị ứng. Biểu hiện của dị ứng sữa: Trẻ bị tiêu chảy, nổi mề đay, mẩn ngứa, một số trẻ có biểu hiện bằng nôn liên tục. Một số trẻ thiếu men lactaza nên không hấp thu đư­ợc đư­ờng lactoza trong sữa bò cũng gây tiêu chảy. Gặp những tr­ường hợp này nên dừng lại không cho trẻ ăn sữa bò. Dùng sữa đậu tư­ơng thay thế hoặc làm sữa chua cho trẻ ăn.

Dị ứng các loại hải thuỷ sản

Tôm, cua, cá: Sau khi ăn các loại thực phẩm này, trẻ bị nổi mề đay, sẩn ngứa, một số trẻ có thể bị tiêu chảy. Nên ngừng ngay các loại thực phẩm này. Sau đó có thể tập cho trẻ ăn dần từng ít một. Nếu vẫn bị dị ứng thì không cho trẻ ăn các loại thực phẩm này nữa.

Dị ứng trứng

Thư­ờng ít gặp hơn các loại trên, khi ăn trứng cũng có trẻ có các biểu hiện của dị ứng như­ : nổi mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy…cũng tập cho trẻ ăn dần từng ít một, hoặc chế biến d­ưới dạng caramen (trứng sữa hấp) cho trẻ ăn thì có thể không bị dị ứng nữa. Nếu vẫn dị ứng thì không cho trẻ ăn tiếp và thay thế bằng loại thức ăn khác.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 33 = 35

error: Content is protected !!